Bài viết: Blog Radio 86: 17 tuổi, sao tôi chọn cách chấm dứt tất cả?
mỏi hớt hải chạy ra từ căn phòng bệnh nhân gần cửa sổ nơi tôi đứng. Chị ngơ ngác nhìn quanh, nhận ra tôi có vẻ rảnh rỗi bèn ấn vào tay tôi chiếc khăn mặt xơ xác đã ố vàng, hổn hển: “Chị vò giúp em, cháu nó nôn …”. Không để tôi kịp từ chối, chị lại chạy biến vào phòng. Tôi đành vừa đi vò khăn giúp chị vừa hằn học với suy nghĩ “Người nhà quê thật rắc rối!”. Tôi mang khăn vào tận phòng trả cho chị. Chị chẳng nói chẳng rằng vội vàng giật lấy lau những vệt nôn quanh cổ cho đứa nhỏ nằm thiêm thiếp trên giường. Bực tức vì thái độ khiếm nhã của chị nhà quê, tôi định bỏ đi luôn nhưng chẳng hiểu sao chân không bước nổi. Tôi ngây người nhìn đứa bé đen đúa quắt queo chỉ tầm 3,4 tuổi. Gầy gò đến mức nằm chưa hết 1 phần 3 giường bệnh. Trên cánh tay nhỏ xíu của em cắm một cây kim truyền. Miệng em mếu phụng phịu trong giấc mơ. Một giọt nước còn đọng trên khóe mắt nhắm nghiền.
Thấy thằng nhỏ ngủ yên, chị mới quay lại kéo tôi ngồi xuống góc giường trò chuyện. Hóa ra chị chỉ hơn tôi 2 tuổi. Nhà đâu ở tận Sơn La. Nghèo lắm. Chị chỉ được học hết lớp 3. Nhà đông anh em nên nghỉ học ở nhà trồng ngô với mẹ.14 tuổi chị đã lấy chồng. Lấy chồng để về trồng ngô cho nhà chồng. Chị cười buồn bảo thế. Nhà chồng chị cũng nghèo như nhà chị. Ở quê chị nhà nào cũng nghèo. Buổi sáng mở mắt ra là ra đồng làm việc. Tối mịt về nhà lại chong đèn vá áo cho chồng con. Xong việc nhà là lên giường đi ngủ. Làm quần quật cả ngày, sức đâu mà đi chơi. Vả lại cũng chẳng có gì mà chơi. Nhà chị chỉ có một cái đài con, mỗi tối bật 30 phút cho người già nghe tin tức. Ti vi thì chị có được thấy vài lần, là những lần xuống huyện lo việc. Với người làng chị, nó là cái thứ xa xỉ phẩm lắm lắm. Quanh năm suốt tháng họ chỉ biết làm rồi ăn, ăn rồi ngủ, ngủ dậy lại làm. Chỉ cần làm ra đủ ăn đã là hạnh phúc. Chị sống cuộc đời như thế từ lâu lắm rồi.
Rồi thì đứa con bé bỏng của chị bị ốm. Hình như là bệnh gì ở thận. Chạy chữa ở làng không xong. Đưa xuống huyện cũng không được. Chồng chị chạy vạy vay được 3 triệu đồng đưa con lên Hà Nội chữa bệnh. Cứ thế vợ chồng con cái chị vật vã ở bệnh viện này gần 3 tháng. Tiền thuốc men, tiền chữa trị, tiền ăn, một tỉ thứ tiền đều trông vào dăm triệu vay được. Giờ ngày ngày chồng chị lại theo người ta